Tiêu chuẩn Atex
Chúng tôi cung cấp 2 dịch vụ liên quan đến Atex:
|
|
Chuyên môn của Palamatic Process:
Palamatic Process chuyên thiết kế và phát triển các loại máy móc và dây chuyền công nghệ dùng trong các ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất và dược phẩm. Trong quá trình sản xuất, khách hàng của chúng tôi rất thường xuyên phải đối mặt với tính chất dễ cháy nổ của một số vật liệu như bột, khí hoặc chất lỏng. Các vụ nổ thường gây hậu quả rất nghiêm trọng. Khi bầu không khí có khả năng bùng nổ thì chỉ cần một tia lửa nhỏ (ví dụ như phát tia hoặc do phát nhiệt cơ học của một bộ phận của máy móc) là đủ để gây ra một tai nạn hoặc một thảm họa.
Từ nhiều năm nay, chính quyền và các ngành công nghiệp đã cùng phát triển các tiêu chuẩn về an toàn lao động trong môi trường nguy hiểm và dễ cháy nổ. Các tiêu chuẩn mới, được gọi là tiêu chuẩn ATEX, đã được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2003. Bằng chuyên môn của mình, Palamatic Process giúp khách hàng phân loại các khu vực có rủi ro dựa trên tính chất, tần suất và thời gian có rủi ro theo quy định ATEX. Sau đấy, sẽ có các biển báo cảnh báo tại những khu vực này theo đúnh như quy định.
Palamatic Process cùng làm việc với khách hàng để xây dựng những giải pháp bảo vệ và phòng ngừa rủi ro cháy nổ tùy theo đặc thù của từng cơ sở sản xuất. Tài liệu về phòng chống cháy nổ sẽ được chúng tôi soạn thảo và đưa vào Hồ sơ đánh giá rủi ro lao động.
Xem thêm dịch vụ tư vấn – thiết kế của chúng tôi.
GUIDELINES
Các chỉ thị liên quan đến Atex:
Kể từ ngày 01/07/2003, tất cả các ngành công nghiệp có sản xuất, sử dụng hoặc phân phối vật liệu phải tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe đã được quy định trong hai văn bản sau:
- Chỉ thị 94/9/EC:
Chỉ thị này quy định việc lưu hành thiết bị sau khi được đưa ra thị trường. Văn bản này liên quan đến các công ty chuyên thiết kế và sản xuất thiết bị để dùng trong môi trường dễ nổ.
- Chỉ thị 1999/92/EC:
Chỉ thị này quy định an toàn cho người lao động tại môi trường làm việc có nguy cơ dễ nổ. Văn bản này đưa ra những nguyên tắc tối thiểu mà chủ doanh nghiệp cần tuân thủ nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động. Văn bản đưa ra bảng phân loại các khu vực làm việc và yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định.
- Định nghĩa môi trường dễ nổ (ATEX):
Môi trường Atex là khu vực làm việc mà các chất dễ nổ ở dạng khí, hơi nước, sương mù hay bụi hòa lẫn vào trong không khí. Sau khi bắt lửa, đám cháy lan tỏa vào toàn bộ phần không khí còn lại.
Môi trường Atex có 2 loại:
- Ở ngoài trời : sự bốc cháy chủ yếu sẽ tạo ra hiệu ứng nhiệt
- Ở trong nhà: sự bốc cháy sẽ tạo ra hiệu ứng nhiệt và hiệu ứng áp suất.
CLASSIFICATION
CÁC KHU VỰC DÀNH CHO BỤI
Vùng 22
Là khu vực mà bầu không khí dễ nổ dưới dạng đám mây bụi dễ cháy ít có khả năng được hình thành trong điều kiện hoạt động bình thường. Nếu có đi nữa thì khả năng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Ví dụ, vùng 22 là khu vực xung quanh những hệ thống thiết bị dùng để chứa bụi nhưng bụi thất thoát do rò rỉ và dồn thành một lượng bụi đáng nguy hiểm.
Vùng 21
Là nơi mà bầu không khí dễ nổ dưới dạng đám mây bụi dễ cháy có khả năng được hình thành trong điều kiện hoạt động bình thường.
Ví dụ, đây là khu vực bao quanh các hệ thống tháo bụi hoặc các chất hàng. Đây cũng có thể là nơi mà bụi thỉnh thoảng bị đọng lại và trong điều kiện hoạt động bình thường, có thể tạo nên một lượng bụi dễ cháy nổ hòa trong không khí.
Vùng 20
Là nơi mà bầu không khí dễ nổ dưới dạng đám mây bụi dễ cháy luôn tồn tại trong không khí, trong thời gian dài hoặc hay xảy ra. Ví dụ, đây là khu vực ở bên trong các bồn chứa, hệ thống đường dẫn, máy móc … Về nguyên tắc, khu vực này chỉ là phần nằm bên trong các thiết bị (cối xay, máy sấy, máy trộn, ống dẫn nén, silo …), nơi mà luôn luôn, trong một thời gian dài hoặc thường xuyên có một lượng hỗn hợp bụi lớn dễ cháy.
CÁC KHU VỰC DÀNH CHO KHÍ
Vùng 2
Là khu vực mà bầu không khí dễ nổ có chứa những chất dễ cháy tồn tại dưới dạng khí, hơi nước hoặc sương hòa lẫn trong không khí ít có khả năng được hình thành trong điều kiện hoạt động bình thường và nếu có thì chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Ví dụ, những khu vực quanh vùng 0 và vùng 1 có thể được xem là thuộc vùng 2.
Lưu ý: các khu vực nằm gần các hệ thống đường dẫn dùng để vận chuyển vật liệu trong môi trường hoàn toàn khép kín thì không được xem là khu vực nguy hiểm.
Vùng 1
Là khu vực mà bầu không khí dễ nổ có chứa những chất dễ cháy tồn tại dưới dạng khí, hơi nước hoặc sương hòa lẫn trong không khí có khả năng được hình thành trong điều kiện hoạt động bình thường và nếu có thì chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Ví dụ, sau đây là một số khu vực thuộc vùng 1 :
- Khu vực tiếp giáp với vùng 0
- Khu vực tiếp giáp với nơi mở bao chứa vật liệu
- Khu vực bao quanh các thiết bị và hệ thống đường dẫn dễ vỡ, làm bằng thuỷ tinh, sành sứ hoặc các chất liệu tương tự, trừ khi lượng vật liệu được chứa đựng quá ít để có thể hình thành bầu không khí dễ nổ nguy hiểm
- Khu vực quanh các ổ đỡ không đủ độ kín, đặc biệt là gần các bơm hút hoặc các máy cấp liệu
- Khu vực bên trong các hệ thống như lò chưng cất hoặc các lò phản ứng
Vùng 0
Là khu vực mà bầu không khí dễ nổ có chứa những chất dễ cháy tồn tại dưới dạng khí, hơi nước hoặc sương hòa lẫn trong không khí luôn luôn tồn tại, trong thời gian dài hoặc hay xảy ra. Ví dụ, đó là những khu vực nằm bên trong các thiết bị chứa hoặc máy móc (lò chưng cất, lò phản ứng …) và cũng có thể là những nơi nằm gần các lỗ hơi hoặc các chỗ thoát khác.
TÓM TẮT
Khả năng hình thành môi trường ATEX | Cao | Trung bình và thấp | Rất thấp | Không chắc |
Thời gian | > 1000 hours/yr | 10 < hours/yr < 1000 | 1 < hours/year < 10 | 1 < hour/year |
Định nghĩa | Là nơi mà bầu không khí dễ nổ luôn tồn tại, trong một thời gian dài hoặc thường xuyên. |
Là nơi mà bầu không khí dễ nổ có khả năng được hình thành trong điều kiện hoạt động bình thường. |
Là nơi mà bầu không khí dễ nổ ít có khả năng được hình thành trong điều kiện hoạt động bình thường và nếu có thì khả năng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. |
Khu vực không nguy hiểm |
Khí hoặc hơi nước | Vùng 0 | Vùng 1 | Vùng 2 | Ngoài vùng |
Bụi | Vùng 20 | Vùng 21 | Vùng 22 | Ngoài vùng |
Ví dụ về cách tạo mã số